Nhằm tiển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tại các Nghị quyết số 370/NQ-HĐND ngày 24/3/2023 và số 371/NQ-HĐND ngày 24/3/2023; Đồng thời việc ban hành Kế hoạch là căn cứ để các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp chi tiết, cụ thể để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời, là căn cứ để kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành và đơn vị liên quan. Ngày 05 tháng 5 năm 20223, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch đã xác định rõ yêu cầu triển khai phải bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả, không bỏ sót, không chồng chéo công việc giữa các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với Chương trình tại đơn vị, địa phương. Ưu tiên lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường kiểm tra giám sát, thường xuyên đánh giá kết quả tổ chức thực hiện để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, điều chỉnh biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
UBND tỉnh xác định rõ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải đảm bảo hiệu quả. Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn so với bình quân chung của cả tỉnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước. phấn đấu năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân trên 3%.
Với những mục tiêu cụ thể đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện cụ thể các dự án theo đúng nôi dung chương trình đề ra:
- Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
- Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.
- Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
- Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc.
- Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
- Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
- Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
- Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.
- Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.
Để đảm bảo triển khai các dự án được hiệu quả, UBND tỉnh đã đưa ra các giải pháp cụ thể trong quá trình thực hiện.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình của cấp ủy, chính quyền các cấp, của các sở, ngành; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của Chương trình.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn thực hiện Chương trình (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn xã hội hóa, vốn đóng góp của người dân…) trong đó, ưu tiên lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách dân tộc và các nội dung của Chương trình. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đảm bảo về năng lực chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, am hiểu tâm lý tập quán của đồng bào, chú trọng đội ngũ tuyên truyền là cán bộ cơ sở; đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách dân tộc.
- Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp thực hiện chính sách dân tộc và thực hiện Chương trình, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở để đảm bảo triển khai đồng bộ, có hiệu quả Chương trình.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình bảo đảm thường xuyên, liên tục. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công, thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được giao; đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc tại cơ sở, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nội dung vượt thẩm quyền. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm.
- Tập trung thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của Chương trình theo các chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 09/02/2023 và Công văn số 1728/UBND-THKH ngày 15/02/2023 về đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, các nội dung, giải pháp triển khai, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ Kế hoạch và tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị, xây dựng kế hoạch và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện ở địa phương, đơn vị; báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn năm 2023 (bao gồm cả vốn năm 2022 được kéo dài sang năm 2023) của các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình do ngành, địa phương, đơn vị mình quản lý./.
Lâm Anh |
File đính kèm |