Ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa hiện nay có quy mô 2.011 cơ sở giáo dục, 53.583 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 914.659 học sinh, sinh viên. Đây là lực lượng rất lớn trong xã hội tham gia giao thông và có tác động cũng rất lớn tới vấn đề TTATGT. Theo số liệu thống kê năm 2023 toàn Ngành Giáo dục có tổng số vụ tai nạn: 194 vụ; số thương tích: 143 người; số tử vong do tai nạn giao thông: 23 học sinh. Mặc dù công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT được các đơn vị đặc biệt trú trọng nhưng tình hình vi phạm và các vụ việc tai nạn giao thông vẫn diễn ra rất phức tạp và có chiều hướng ra tăng.
Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tănng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới (Chỉ thị số 31/CT-TTg). Căn cứ nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở GDĐT triển khai Kế hoạch hành động cụ thể thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg trong toàn ngành với nội dung cụ thể:
Đã chỉ đạo, hướng dẫn toàn ngành giáo dục phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo đảm TTATGT cho học sinh
Yêu cầu các phòng GDĐT, các nhà trường hằng năm phải hoàn thành các chỉ tiêu: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các trường học được tham gia các hoạt động giáo dục pháp luật về ATGT; 100% các trường học xây dựng nội dung giáo dục ATGT lồng ghép vào các môn học trong chương trình chính khóa; 100% đội ngũ Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên được bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho học sinh; 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được tham gia các hoạt động gắn công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo đảm TTATGT với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong các đơn vị, trường học và tại nơi cư trú; 100% các phòng GDĐT, các trường phải ký cam kết thi đua; 100% các đơn vị, trường học tổ chức cho học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATGT; học sinh đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy đến trường phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn để giảm thiểu chấn thương nếu không may xảy ra tai nạn giao thông; học sinh đi xe đến trường phải đăng ký phương tiện, chủng loại với nhà trường để nhà trường phối hợp Công an địa phương kiểm tra, quản lý.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho lứa tuổi học sinh và các bậc phụ huynh; vận động đến từng gia đình không giao xe cho học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển (chưa đủ tuổi, chưa có Giấy phép lái xe theo quy định).
Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác giáo dục pháp luật về ATGT trong nhà trường. Yêu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên chấp hành nghiêm quy định pháp luật khi tham gia giao thông, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo trong thực hiện pháp luật giao thông và văn hóa giao thông.
Căn cứ tình hình thực tế, hằng năm lựa chọn mỗi cấp học 01 cơ sở giáo dục làm điểm về công tác bảo đảm TTATGT làm hình mẫu để nhân rộng, lan toả toàn ngành.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong việc giữ gìn TTATGT, thực hiện Cuộc vận động "Học sinh với văn hóa giao thông", "Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật giao thông"; xây dựng và nhân rộng mô hình "Cổng trường ATGT", "Đội thanh niên tình nguyện", "Đội cờ đỏ", "Xếp hàng đón con" tại khu vực cổng trường trong các giờ cao điểm, tạo thói quen chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông tại cổng trường cho học sinh.
Rà soát lại các chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về TTATGT cho học sinh trong các cấp học, các nhà trường để bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm tương xứng với tính chất quan trọng của việc xây dựng văn hoá giao thông.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trường học phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng; UBND các cấp
Phối hợp đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu vực gần cổng trường học để ghi nhận các hình ảnh vi phạm giao thông của học sinh làm căn cứ xử lý và bình xét thi đua đối với từng lớp học, giáo viên và học sinh.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương yêu cầu các hộ dân giữ xe xung quanh khu vực trường học cam kết không nhận trông, giữ xe mô tô trên 50cm3 của học sinh. Các đơn vị, trường học khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông báo về học sinh điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đúng quy định hoặc vi phạm pháp luật về giao thông phải có trách nhiệm mời cha mẹ học sinh đến làm việc thông báo rõ vi phạm và yêu cầu phối hợp quản lý, giáo dục con cái cam kết không tái phạm.
Rà soát các phương tiện kinh doanh đưa đón học sinh, định kỳ vào ngày 15 hằng tháng, các cơ sở giáo dục, trường học tổng hợp số liệu báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp, Sở Giao thông vận tải và Công an địa phương về hành trình, điểm dừng đón, trả; danh sách xe, lái xe; hình ảnh xe và màu sơn để kiểm tra, giám sát. Kiên quyết không để các phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn tham gia đưa đón học sinh. Đối với các cơ sở giáo dục sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ô tô phải lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có uy tín, chất lượng, thực hiện nghiêm quy định về yêu cầu kỹ thuật, quy trình đưa đón, bảo đảm an toàn cho học sinh; có trách nhiệm tập huấn cho lái xe và người quản lý học sinh nắm vững, thực hiện đúng quy trình an toàn.
Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh, nhắc nhở, quản lý chặt chẽ con em mình, không giao phương tiện sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định, chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT.
Bố trí địa điểm và phân luồng cho học sinh ra về hợp lý để phụ huynh học sinh vào trường dừng, đón học sinh không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây ùn tắc giao thông.
Hằng năm, Sở GDĐT căn cứ kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật TTATGT của các đơn vị do Sở chỉ đạo và số liệu cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh vi phạm quy định ATGT do công an tổng hợp, cung cấp để xem xét là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị. Người đứng đầu các đơn vị, nhà trường chịu trách nhiệm toàn diện về công tác bảo đảm TTATGT ở đơn vị phụ trách. Xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, nhà trường nếu để tình hình TTATGT xảy ra phức tạp tại cơ sở do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý. Tất cả các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra phải được xem xét, cá thể hóa, xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan, gắn trách nhiệm với người đứng đầu đơn vị.
Với những kết quả đạt được đã góp phần tích cực cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, qua đó góp phần giữ vững an ninh, trật tự, giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại cho nhân dân, hướng tới thế hệ trẻ có vai trò tích cực trong việc tuyên truyền nhân dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật./.
Lâm Anh |
Nguồn tin: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa |
File đính kèm |