Trên cơ sở sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí của UBND tỉnh; sự quan tâm, phối hợp để triển khai thực hiện của Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tư pháp đã xây dựng Kế hoạch để tổ chức, triển khai thực hiện. Lãnh đạo Sở luôn quan tâm đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT và xác định về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành. Sở đã tổ chức quán triệt, triển khai nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức trong ngành. Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đã chủ động trong việc ứng dụng CNTT để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả công việc, góp phần cải tiến, đổi mới lề lối, tác phong làm việc và giảm văn bản giấy tờ hành chính. Hạ tầng công nghệ thông tin của Sở đáp ứng yêu cầu hoạt động của cơ quan; 100% cán bộ, công chức, viên chức được bố trí máy vi tính kết nối Internet đường truyền băng thông rộng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin của Sở Tư pháp đã đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin của Sở tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành và chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan. Từng bước đổi mới phương thức, chất lượng và hiệu quả công tác tham mưu, lãnh đạo, đổi mới lề lối làm việc của các cơ quan, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Sở đã thực hiện có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, 100% văn bản đi, đến (trừ những văn bản mật) được thực hiện qua phần mềm. 100% văn bản được số hóa và trao đổi trong nội bộ cơ quan. 100% văn bản được ký số và trao đổi với các cơ quan, đơn vị bên ngoài. 100% cán bộ, công chức được cấp chữ ký số cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ trên phần mềm quản lý hồ sơ công việc Trên trang thông tin điện tử của Sở được cập nhật đầy đủ, kịp thời, đúng các quy định của pháp luật; phục vụ tích cực cho công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo Sở và nhu cầu tìm hiểu, cập nhật thông tin liên quan đến hoạt động của ngành tư pháp cho cá nhân, tổ chức và cán bộ, công chức trong cơ quan. Công khai đầy đủ các thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của Sở, trên công dịch vụ công quốc gia, dịch vụ công của tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo điều hành của Sở, đã có kết quả bước đầu và ngày càng có hiệu quả, một số hệ thống thông tin hoạt động phục vụ tốt cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của phòng, đơn vị. Trang thông tin điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Sở; Hệ thống thông tin lý lịch tư pháp; Hệ thống thông tin và cơ sở cơ sở dữ liệu về quản lý hồ sơ công chứng; Hệ thống thông tin về văn bản quy phạm pháp luật; Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; Hệ thống thông tin quản lý đấu giá tài sản; phần mềm báo cáo thông kê ngành tư pháp, hệ thống phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh; phần mềm kế toán MISA... 100% cán bộ, công chức, viên chức của Sở Tư pháp đã thực hiện ký số văn bản, tạo lập hồ sơ điện tử và xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử. Do đó, 100% văn bản, hồ sơ công việc của Sở Tư pháp được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bó mật nhà nước theo quy định).
Công khai, minh bạch TTHC được thực hiện nghiêm theo quy định. Hiện nay, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp là 125 TTHC (gồm 16 lĩnh vực). Đăng tải đầy đủ nội dung cụ thể của 125 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; bộ TTHC trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã trên Trang thông tin điện tử của Sở. https://stp.thanhhoa.gov.vn, https://hcc.thanhhoa.gov.vn. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến một phần và trực tuyến toàn trình, đồng thời nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng Chính quyền điện tử.
Hiện nay Sở Tư pháp đã hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng và thông tin ngăn chặn và đưa vào triển khai thực hiện trên phạm vị toàn tỉnh và thực hiện việc nâng cấp cơ sở dữ liệu công chứng và thông tin ngăn chặn: Thực hiện đầy đủ các nội dung về Số hóa và tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Sở Tư pháp có Công thông tin điện tử riêng, luôn đăng tải những tin bài, các nội dung liên quan đến các hoạt động của Sở Tư pháp, những nội dung, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực quản lý được cung cấp thông tin kịp thời, đảm bảo đúng quy định về cung cấp thông tin, giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận thông tin.
Ngoài ra, Để thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp đã tham mưu để UBND tỉnh xây dựng Trang Phổ biến giáo dục pháp luật dung chùng của cả tỉnh, Trang phổ biến đã có sự kết nối của tất cả các cơ quan, ban, ngành và các địa phương phục vụ cho công tác PBGDPL, những thông tin về công tác PBGDPL được đăng tải kịp thời phản ánh các hoạt động của công tác này, đồng thời cúng cung cấp những thông tin pháp luật cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn.
Với sự quan tâm trong chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong xu thế hiện nay của Sở Tư pháp, cùng đội ngũ cán bộ được trang bị kiến thức và kỹ năng trong sử dụng công nghệ thông tin và nhận thức được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, trong thời gian tới chắc chắn công tác ứng dụng công nghệ thông tin của Sở Tư pháp tiếp tục được triển khai và phát huy hiệu quả trong việc giải quyết nhiệm vụ được giao, nâng cao năng xuất và chất lượng trong việc tham mưu, triển khai các nhiệm vụ của ngành Tư pháp Thanh Hóa, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa.
Lâm Anh |
Nguồn tin: Phổ biến giáo dục pháp luật |
File đính kèm |