Để đánh giá toàn diện những kết quả đạt được về công tác Tư pháp trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh, cũng như đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp năm 2024 chiều ngày mùng 04 tháng 01 năm 2024, Sở Tư pháp Thanh Hóa - Cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh năm 2024.
Hội nghị có sự tham dự và chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh. Hội nghị có sự tham gia của đồng chí Bùi Đình Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh. Các đồng chí là Phó Chủ tịch Hội đồng, các Thành viên của Hội đồng, các đồng chí Thư ký của Hội đồng, các đồng chí là Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố và toàn thể công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp.
Hội nghị đã được nghe đồng chí Lê Ngọc Minh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp trình bày báo cáo tổng kết công tác Tư pháp năm 2023 và đồng chí Lê Hữu Viên - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh trình bày Báo cáo đánh giá công tác năm 2023 của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh. Qua hai báo cáo đã nêu bật những kết quả quan trọng mà công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh đã đạt được thiết thực góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời cũng đã chỉ ra những những khó khăn, tồn tại cũng như đưa ra định hướng triển khai nhiệm vụ trong năm 2024.
Sau khi nghe các báo cáo tổng kết năm 2023, đồng chí Nguyễn Văn Thi đã mời 09 lượt đại biểu phát biểu tham luận, làm rõ những nội dung, đánh giá, có những để xuất, giải pháp cho công tác này trong thời gia tới. Đại diện Mặt trận tổ quốc tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, ý kiến của đại diện Phòng phổ biến, giáo dục pháp luật, Phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp Hội nghị cũng được nghe nhiều ý kiến của đại diện các địa phương như huyện Đông Sơn, huyện Như Xuân, thành phố Thanh Hóa và huyện Ngọc Lặc phân tích về những kết quả đạt được và đưa ra những giải pháp cho công tác Tư pháp trong thời gian tới.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Đồng - Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Như Xuân đã có ý kiến phát biểu đánh giá những kết quả nổi bật về công tác Tư pháp mà huyện Như Xuân đã được trong năm 2023. Với đặc điểm Như Xuân là huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm tỉnh lị 60km; có tổng diện tích tự nhiên 72.171 ha; dân số toàn huyện trên 70 nghìn người, với 04 dân tộc chủ yếu (Thái, Thổ, Mường, Kinh), trong đó chiếm đa số là đồng bào Thái; sinh sống trên địa bàn 16 xã, thị trấn, 127 thôn, khu phố; Điều kiện tự nhiên của huyện chủ yếu là đồi núi, kinh tế chủ lực là sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi... vì vậy điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều.
Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2023 trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Như Xuân nói riêng có nhiều thuận lợi xong cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; giá nguyên, nhiên liệu không ổn định, nhiều thời điểm tăng cao,… đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và đời sống, sản xuất kinh doanh của người. Tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền huyện Như Xuân đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực ngay từ đầu năm; cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực; đặc biệt là những nhiệm vụ quan trong như: thu ngân sách; Giải ngân vốn đầu tư công và công tác giải phóng mặt bằng đều vượt kế hoạch tỉnh giao, Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Trong lĩnh vực Tư pháp UBND huyện đã bám sát Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác Tư pháp năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp và đã hòan thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.
Huyện Như Xuân luôn tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến pháp luật, hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ huyện đến cơ sở; thường xuyên kiện toàn đảm bảo về tổ chức, quan tâm công tác tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Kết qủa thực hiện 100% các luật mới ban hành được triển khai kịp thời; toàn huyện tổ chức 284 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 46206 lượt người tham gia.
Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được tăng cường, đảm bảo 100% các sự kiện hộ tịch được đăng ký và quản lý đúng quy định; thực hiện tốt việc triển khai đăng ký hộ tịch liên thông; Hoàn thành nhập giữ liệu hộ tịch trên nền giữ liệu quốc gia về dân cư theo kế hoạch tỉnh giao; 100% hồ sơ lĩnh vực tư pháp từ huyện đến xã được thực hiện mức độ 3-4; công tác chứng thực điện tử được đẩy mạnh (trong năm đạt trên 17 nghìn sản phẩm). Công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được quan tâm và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, kết quả có 01 đơn vị đã được công nhận là cơ sở để công nhận xã nông thôn mới nâng cao, 15 đơn vị còn lại dự điều đều đạt chuẩn. Công tác Hòa giải cở cơ sở được đặc biệt quan tâm, kịp thời kiện toàn và duy trì 127 tổ hòa giải/ 127 thôn, 855 hòa giải viên, trong năm đã tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên; kết quả toàn huyện đã tiếp nhận 114 vụ việc, hòa giải thành 109 vụ việc đạt tỷ lệ 95,6%, do làm tốt công tác hòa giải đã hạn chế đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, không có khiếu kiện đông người, góp phần xây dựng tình làng, nghĩa xóm, an ninh trật tự được ổn định.Bên cạnh những kết quả công tác tư pháp đã đạt được, tại Hội nghị đồng chí Chủ tịch UBND huyện Như Xuân đã thẳng thắn đánh giá trên địa bàn huyện Như Xuân vẫn còn những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân như: Do nhận thức của người dân còn hạn chế dẫn đến dữ liệu hộ tịch của những năm trước thiếu chính xác, công tác lưu trữ ở cấp xã hạn chế do cán bộ văn thư lưu trữ lại là cán bộ không chuyên trách; Công tác chứng thực điện tử được triển khai thực hiện khá tốt xong các cơ quan quản lý hồ sơ vẫn yêu cầu chứng thực bản giấy, chưa xử dụng sản phẩm chức thực điện từ. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có nhiều chuyển biến, tích cực, tuy nhiên vẫn chưa thực sự hiệu quả; do đội ngũ báo cao viên, tuyên truyền viên pháp luật chủ yếu là kiêm nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ còn hạn chế, nhất là cấp xã.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác trên lĩnh vực tư pháp năm 2024 và những năm tiếp theo, đồng chí Chủ tịch huyện Như Xuân xác định bên cạnh việc bám sát 15 nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực, 9 nhiệm vụ trọng tâm và 6 giải pháp chủ yếu trong lĩnh vực đã được Bộ Tư pháp kết luận tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tư pháp năm 2023 chiều ngày 25 tháng 12 năm 2023, đồng thời huyện Như Xuân đã đề xuất một số giải pháp cụ thể.
Tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyện, các xã, thị trấn thực hiện tốt quy trình xây dựng văn bản nói chung, văn bản quy phạm pháp luật nói chung; thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát và công tác số hóa văn bản hàng năm; quan tâm bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức tham mưu xây dựng văn bản; đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác xây dựng văn bản tại đại phương.
Tăng cường chỉ đạo đổi mới hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến pháp luật huyện; Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong công tác tuyên truyền pháp luật; đổi mới kình thức, nội dung tuyên truyên, đặc biệt quan tâm đến đến vùng các xã 6 thàng và vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác tuyên truyên nhất là hệ thống lóa truyền thanh, trạm phát lại truyền hình.
Tăng cường chỉ đạo công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; nhất là công tác xây dựng dữ liệu hộ tịch trên nên dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh thực hiện đăng ký hộ tịch liên thông; quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ công tác hộ tịch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia; tăng cường đàu tư cơ sở vật chất, hệ thống mạng intenet; đẩy mạnh nhiệm vụ số hóa sổ hộ tịch theo kế hoạch của tỉnh.
Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Tư pháp từ huyện đến cơ sở. Đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân mọi lúc, mọi nơi và thực hiện có hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ này trên cổng thông tin điện tử của huyện.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch công tác, ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện năm 2024.
Sau những ý kiến phát biểu tâm huyết và mang tính xây dựng cao góp phần đem lại hiệu quả cho công tác Tư pháp năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thi đã đánh giá cao Công tác tư pháp và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp đã bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ được giao, giúp cho UBND tỉnh và các địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp. Công tác tư pháp ngày càng tham gia tích cực vào các vấn đề pháp lý đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của các địa phương; đạt kết quả nổi bật trên một số lĩnh vực, tham mưu cho tỉnh giải quyết kịp thời, đúng quy định của của pháp luật các vụ việc pháp luật phức tạp, kéo dài; công tác phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục được đổi mới, nhất là trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để truyền tải thông tin, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống nhanh và hiệu quả hơn; Công tác hòa giải ở cơ sở được chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả và tỷ lệ hòa giải thành cao; Công tác thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực; Số vụ việc trợ giúp pháp lý tố tụng cao nhất từ trước đến nay (năm 2023 tham gia tố tụng 1.353 vụ việc, tăng 143 vụ việc so với năm 2022); công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản đi vào nề nếp và hiệu quả, tăng thu cho ngân sách nhà nước; Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện được kiện toàn và có nhiều đổi mới trong hoạt động; Kết quả hoạt động công tác tư pháp đã cùng với các ngành, lĩnh vực khác góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để năm 2024, đạt hiệu quả cao hơn, Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo, công tác Tư pháp cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung:
Chủ động phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; các nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tham gia ý kiến dự thảo văn bản, trong đó chú trọng tới tính hợp pháp, tính khả thi của các chính sách do tỉnh ban hành.
Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật; tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, đánh giá, tổng kết tình hình tổ chức thi hành pháp luật, nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sốngcủa nhân dân, các vấn đề mới phát sinh cần điều chỉnh để kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển
Chú trọng đầu tư nguồn lực, hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính; triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực công chứng, luật sư, đấu giá tài sản; chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp; nâng cao trách nhiệm tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản. Chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bán đấu giá tài sản bằng hình thức đấu giá trực tuyến.
Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý, chú trọng lồng ghép trợ giúp pháp lý trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Chú trọng kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đối với hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cần phát huy hiệu quả, vai trò của Hội đồng và thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp trong hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; cấp ủy, chính quyền các cấp phải xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị và nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của đơn vị trong việc phổ biến các văn bản pháp luật thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý. Tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, chú trọng đối tượng đặc thù; tập trung phổ biến các văn bản mới của Đảng, Nhà nước, bám sát các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, các vấn đề nổi cộm; đẩy mạnh truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để tạo đồng thuận xã hội; nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật./.
Lâm Anh |
Nguồn tin: Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật |
File đính kèm |