THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TỈNH THANH HÓA
   

Sở Tư pháp Thanh Hóa quan tâm nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ Hòa giải viên trên địa bàn huyện Mường Lát

Ngày tạo:  31/07/2023 09:04:00
Ngày 20 tháng 7 năm 2023, Sở Tư pháp Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ Hòa giải viên trên địa bàn huyện Mường Lát. Trong đó, Hội nghị trọng tâm tập huấn các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở và kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; một số quy định pháp luật về đất đai, dân sự, hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình....

      Để thực hiện Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 và Kế hoạch số 54/KH-STP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Sở Tư pháp về triển khai công tác hòa giải năm 2023. Qua đó đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Đảm bảo có sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan Tư pháp trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm sự kết nối, lồng ghép các hoạt động. Huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. 

      Ngày 20 tháng 7 năm 2023, Sở Tư pháp Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ Hòa giải viên trên địa bàn huyện Mường Lát. Trong đó, Hội nghị trọng tâm tập huấn các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở và kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; một số quy định pháp luật về đất đai, dân sự, hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình....

     Hội nghị có sự tham gia của 350 đại biểu bao gồm: Đại diện Lãnh đạo UBND huyện; Đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện; Đại diện Phòng Tư pháp huyện; Đại diện lãnh đạo UBND, UBMTTQ VN, Hội Liên hiệp phụ nữ và cán bộ Tư pháp - Hộ tịch; 100% các hòa giải viên (Tổ trưởng và các thành viên Tổ hòa giải) thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn.

     Phát biểu khai mạc Hội nghị đồng chí Mai Xuân Giang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát đã cho biết các điều kiện, hoàn cảnh về tự nhiện, đặc thù về dân cư và đồng bào dân tộc, cũng như điều kiện kinh tế của huyện là một huyện đặc biết khó khăn của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa và các sở, ngành đã giúp huyện Mường Lát từng bước vươn lên khắc phục những khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, trong đó đồng chí đánh giá cao sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện của sở Tư pháp đối với nhiều lĩnh vực trong công tác pháp luật và đặc biệt là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Sự giúp đỡ của Sở Tư pháp bằng nhiều hình thức cùng sự lỗ lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và sự tích cực ủng hộ của nhân dân trên địa bàn đã giúp nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, qua đó xây dựng cuộc sống của nhân dân bình yên và hạnh phúc, đồng chí cũng đánh giá những kết quả mà công tác hòa giải ở cơ sở đem lại cho nhân dân và chính quyền trên địa bàn huyện trong nhiều năm qua. Đồng chí cho biết với kết quả vừa tổng kết 10 triển khai Luật Hòa giải ở sơ sở trên địa bàn đã có những đánh giá khách quan và toàn diện công tác này trên địa bàn qua đó giúp cho UBND huyện Mường Lát có những chỉ đạo triển khai đầy đủ và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Chính điều đó, tại thời điểm này được sự quan tâm của Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn cho 100% các hòa giải viên và cán bộ làm công tác hòa giải trên địa bàn là điều cần thiết trong việc cập nhật kiến thức, nâng cao trách nhiệm và phát huy tình cảm, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát đã cảm ơn Sở Tư pháp Thanh Hóa đã quan tâm, tạo điều kiện trong công tác chỉ đạo, phối hợp và triển khai các nhiệm vụ được giao, đồng chí mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa để công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn được thực hiện thường xuyên và hiệu quả hơn nữa.

       Để tổ chức Hội nghị, Sở Tư pháp đã chuẩn bị nhiều tài liệu, sách, cũng như tờ gấp cấp phát cho các đại biểu trong đó các nội dung đều cập nhật những nội dung về công tác hòa giải, kỹ năng về hòa giải, những tại liệu về trợ giúp pháp lý, những quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và dân sự… Đây là những nguồn tài liệu chính thống được Sở Tư pháp xây dựng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận và cũng là những tài liệu mang tính cẩm nang để cho các hòa giải viên tra cứu những thông tin trong quá trình thao tác nghiệp vụ về hòa giải tại cơ sở.

       Trước khi hội nghị diễn ra, các báo cáo viên của Sở Tư pháp đã tranh thủ trao đổi với các đại biểu đến từ các xã trên địa bàn như Phù Nhi, Quang Chiểu… tìm hiểu những nội dung, vụ việc và đặc thù công tác hòa giải tại miền núi, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Từ những nội dung được trao đổi các báo cáo viên đã có những đánh giá, ghi nhận những lỗ lực, đóng góp của các hòa viên trên địa bàn đã giúp giải quyết nhiều vụ việc, góp phần xây dựng mối đoàn kết trọng cộng đồng và mang lại bình yên cho các bản làng, đảm bảo cùng chính quyền phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên của tỉnh Thanh Hóa.

       Tại Hội nghị, Báo cáo viên đồng chí Phan Văn Đại - Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã nêu bật vai trò của Hoạt động hòa giải đã góp phần duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Ngoài ra, việc hòa giải thành còn góp phần hạn chế đơn, thư khiếu kiện vượt cấp, góp phần giảm tải áp lực tại các cơ quan tuyến trên, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của Nhà nước và bản thân người khiếu kiện. Làm thế nào để hòa giải ở cơ sở ngày càng đạt được hiệu quả như mong muốn, Báo cáo viên đã chỉ ra giải pháp cần phải có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt từ cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác quản lý nhà nước, cùng sự chung tay của bà con nhân dân trong việc giữ gìn tình làng nghĩa xóm đáp ứng nhiệm vụ mà các quy định của Luật hòa giải năm 2013 đã chỉ ra.

Ngoài ra báo cáo viên rất quan tâm truyền đạt những nội dung mang tính kỹ năng trong quá trình xử lý vụ việc, từ những nội dung về thụ lý hồ sơ, kỹ năng tìm hiểu thông tin vụ việc, chuẩn bị cho công tác hòa giải, kỹ năng trong việc áp dụng các văn bản pháp luật cũng như các phong tục tập quan trên địa bàn, kỹ năng về tổ chức buổi hòa giải, kỹ năng ghi biên bản… đồng chí cũng đã đưa ra những ví dụ cụ thể để cho đại biểu dễ tiếp cận các nội dung và làm cho không khí Hội nghị được sôi động và cuốn hút.

       Tại Hội nghị đồng chí Phan Văn Đại cũng đã triển khai những quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 mới có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2023. Báo cáo viên đã chỉ rõ những điểm mới của Luật so với Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 trước đây, đồng thời những hành vi những nguyên tắc xử lý, những đối tượng, các quy định về trách nhiệm thi hành… đều được đồng chí phân tích kỹ càng, đảm bảo cho quá trình triển khai được thuận lợi.

Hội nghị cũng đã được nghe đồng chí Cao Văn Phương - Báo cáo viên cấp tỉnh thuộc Sở Tư pháp truyền đạt các nội dung đối với các văn bản pháp luật liên quan tới công tác hòa giải ở cơ sở, nhất là các nội dung về hôn nhân gia đình, các quy định của pháp luật về xử lý vấn đề tảo hôn cũng như những quy định về dân sự, tranh chấp trong các giao dịch dân sự, vấn đề về thừa kế, các quy định của pháp luật về quan hệ vợ, chồng, cha, mẹ con trong gia đình…. việc Báo cáo viên truyền đạt những quy định cụ thể của pháp luật đã giúp cho các đại biểu nắm rõ và hiểu đầy đủ các quy định, qua đó có áp dụng chính xác trong hoạt động hòa giải cũng như công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

      Các báo cáo viên đã dành thời gian để trao đổi các nội dung mà các đại biểu quan tâm, đặc biệt các đại biểu đã chia sẻ những vướng mắc trong quá trình triển khai các nội dung ở cơ sở, khó khăn nhất mà các đại biểu chia sẻ là trình độ dân trí khu vực miền núi Mường Lát còn những hạn chế nhất định, nhiều khi còn nghe kẻ xấu xúi dục, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn, các hộ gia đình có kinh tế khó khăn, chủ yếu làm nương, rẫy … đồng thời các đại biểu mong muốn được sự hỗ trợ tốt hơn nữa về chuyên môn đối với các lĩnh vực của các bộ cấp xã giúp cho các hòa giải viên được thuận lợi trong quá trình giải quyết vụ việc. Những khó khăn về chuyên môn đã được các báo cáo viên trả lời và hướng đãn thực hiện đầy đủ ngay tại hội nghị, đối với những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn các báo cáo viên cũng đã có những hướng dẫn để UBND cấp xã cũng như UBND huyện Mường Lát triển khai đảm bảo tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế, phát huy hiệu quả công tác này.

       Kết thúc hội nghị, đồng chí Lại Phạm Sơn, Trưởng phòng Tư pháp huyện Mường Lát, Phó chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện đã có ý kiến phát biểu cảm ơn sự quan tâm của Sở Tư pháp cũng như các Báo cáo viên đã quan tâm tổ chức lớp tập huấn, đồng chí đánh giá lớp tập huấn đã thành công tốt đẹp, mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ hòa giải viên của huyện Mường Lát, đã cập nhật kịp thời những quy định của pháp luật mới, đồng thời giải đáp đầy đủ, kịp thời những khó khăn, vướng mắc mà cơ sở đang gặp phải. Để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, đồng chí đề nghị UBND cấp xã cũng như từng hòa giải viên cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong quản lý nhà nước cũng như năng lực cá nhân để đưa công tác hòa giải ở cơ sở có những đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của huyện Mường Lát, qua đó nâng cao chất lượng đời sồng của nhân dân trên địa bàn./.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.