Tại tỉnh Thanh Hóa tổ chức 01 Hội đồng thi do Sở GDĐT chủ trì, gồm 78 Điểm thi, với tổng số thí sinh là 38.769 (trong đó: Số thí sinh THPT: 33.912, số thí sinh GDTX: 4.857), thí sinh tự do: 1.479; số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp: 1.693; số thí sinh dự thi xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học: 35.684; số thí sinh chỉ xét tuyển đại học, CĐSP: 1.392. Số thí sinh đăng ký bài thi KHTN là 9.508; KHXH 28.174. (Có 23 Điểm thi thuộc các huyện miền núi, có 3 Điểm thi (THPT Quan Hoá, THPT Quan Sơn, THPT Mường Lát) cách xa trung tâm TP Thanh Hoá, trong đó, Điểm thi xa nhất là Mường Lát cách hơn 200 km. (So với năm 2023: tăng 03 Điểm thi, tăng 2264 thí sinh đăng ký dự thi, tăng 114 phòng thi). Số phòng thi: 1.685 phòng. Sở GDĐT đã xây dựng kế hoạch và điều động nhân lực tham gia công tác coi thi theo quy định, dự kiến khoảng 6.628 người, trong đó: Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh 58 người, Trưởng Điểm thi 78 người, Phó Trưởng Điểm thi 203 người, Thư ký Điểm thi 203 người, cán bộ coi thi 3.526 người, cán bộ giám sát 920 người, công an, quân sự 784 người, cán bộ y tế 78 người, bảo vệ 156 người, phục vụ 411 người và lực lượng thanh tra, kiểm tra thi: 226 người).
Sở GDĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Kỳ thi: Công văn số 1225/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 16/4/2024 về việc Hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024; Quyết định số 522/QĐSGDĐT ngày 10/5/2024 về việc thành lập Hội đồng thi (HĐT) Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và Quyết định số 568/QĐ-SGDĐT ngày 17/5/2024 về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên HĐT; Quyết định số 569/QĐ-SGDĐT ngày 17/5/2024 thành lập Ban Thư ký Hội đồng thi; Kế hoạch số 1620/KH-SGDĐT ngày 24/5/2024 về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 Hội đồng thi Sở GDĐT Thanh Hóa; các văn bản khác liên quan đến công tác tổ chức Kỳ thi. Ban hành công văn đề nghị phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 gửi Công an Tỉnh, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Công Thương, Điện lực tỉnh, Sở Thông tin Truyền thông, Giao thông vận tải, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa; UBND huyện, thị xã, thành phố, … Các sở, ngành, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đã xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện tổ chức Kỳ thi; thành lập BCĐ thi cấp huyện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ.
Việc thực hiện kế hoạch dạy học, ôn tập, đánh giá, xếp loại học sinh; tổ chức cho học sinh đăng ký dự thi; chuẩn bị hồ sơ thí sinh dự thi diễn ra đúng theo chương trình quy định; Các đơn vị, trường học đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của Bộ GDĐT, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT, UBND tỉnh, Sở GDĐT đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trước khi tổ chức tổng kết năm học; cử cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại các Điểm thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện tổ chức cho Kỳ thi và Công tác in sao, vận chuyển và giao đề thi; bảo quản bài thi tại Điểm thi được thực hiện tốt đảm bảo đúng quy định và an toàn.
Ngoài ra, các ban, ngành địa phương tổ chức nắm số lượng thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn và có phương án đảm bảo cho các thí sinh an toàn đến điểm dự thi theo kế hoạch, khi thiên tai xảy ra chỉ đạo thực hiện theo phương châm “Bốn tại chỗ”. Tổ chức trực ban theo quy định, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của thời tiết; chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra, kiên quyết không để thiên tai gây ảnh hưởng đến kế hoạch thi của các thí sinh. tăng cường công tác kiểm tra các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian diễn ra Kỳ thi; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thường trực tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống thiên tai bất thường xảy ra; nhanh chóng khắc phục hậu quả, tạo mọi điều kiện để Kỳ thi diễn ra an toàn theo đúng kế hoạch; thường xuyên cập nhật các bản tin dự báo thời tiết, kịp thời truyền tải thông tin đến các xã, thị trấn để cơ sở chủ động công tác ứng phó thiên tai.
Đến thời điểm hiện nay, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Hội đồng thi Sở GDĐT Thanh Hóa đã sẵn sàng, đảm bảo lịch công tác thi của Bộ GDĐT.
Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 22/4/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, trong đó có một số điểm mới cần lưu ý như sau: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023, đặc biệt là giữ nguyên như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Bộ GD&ĐT chỉ thực hiện một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong Quy chế để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước. Cụ thể, quy định rõ các môn thi trong quy chế thi để thí sinh thuận lợi hơn trong công tác đăng ký. Để bảo đảm chế độ ưu tiên cho thí sinh tránh bị nhầm lẫn trong quá trình đăng ký thi, các đơn vị đăng ký dự thi có trách nhiệm tra cứu thông tin từ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác nhận ưu tiên theo nơi thường trú cho thí sinh; yêu cầu thí sinh có trách nhiệm bảo mật thông tin về tài khoản và mật khẩu.Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của thí sinh trong Kỳ thi. Các quy định đối với thí sinh chỉ thi 1 hoặc 2 môn thành phần trong bài thi tổ hợp (thí sinh tự do). Về mặt nghiệp vụ chuyên môn công tác ra đề thi, bổ sung thêm các yêu cầu đối với khu vực ra đề thi, in sao đề thi, làm phách trong Kỳ thi. Trong đó, làm rõ thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước đối với đề thi để thí sinh và các bên tham gia quá trình tổ chức thi nắm rõ và không vi phạm theo quy định bí mật nhà nước. Đồng thời, quy định cụ thể trong quy chế các vòng của khu vực ra đề thi, in sao đề thi, làm phách và nhiệm vụ của các vòng để bảo đảm phù hợp với quá trình triển khai của các cá nhân và đơn vị tham gia tổ chức thi.
Ngoài quy định các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi để phục vụ cho việc làm bài thi, thì điểm mới là bổ sung quy định cụ thể các vật dụng thí sinh bị cấm đem vào phòng thi. Thí sinh cần ghi nhớ là danh mục các vật dụng được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat địa lý Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác). Đây cũng là lần đầu tiên quy chế thi quy định rõ các vật dụng cấm mang vào phòng thi, gồm: Giấy than; bút xóa; đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi.
Nếu vi phạm quy định này, mang một trong số các vật dụng cấm thì sẽ bị đình chỉ thi, đồng nghĩa với việc được điểm 0 bài thi đó và không được dự thi các môn tiếp theo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc học sinh không đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp THPT, mất luôn cơ hội tham gia xét tuyển đại học năm nay.
Quy chế cũng bổ sung danh mục các chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để miễn thi bài thi ngoại ngữ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm để tạo sự công bằng cho thí sinh dự thi và các chứng chỉ ngoại ngữ đã được công nhận đến nay. Ngoài ra, còn có một số thay đổi chủ yếu về mặt kỹ thuật khác của các hội đồng ra đề, coi thi, chấm thi hoặc đưa các nội dung từ hướng dẫn tổ chức thi mọi năm vào trong quy chế để tính thống nhất thực hiện cao hơn trong quá trình tổ chức thi./.
Sở GDĐT |
Nguồn tin: Bộ GDĐT; Báo điện tử Chính phủ. |
File đính kèm |